bgware

Chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết về việc quay phim với DSLR

Hiểu 1 cách đơn giản, Dynamic Range là “dải tần nhạy sáng”, tức là khoảng từ trắng nhất đến tối nhất mà cảm biến của máy ảnh có thể thu nhận được. Tức là nếu DynamicRange càng cao thì càng ít vùng bị cháy sáng và cháy tối (bết hình) nhìn thấy được trên màn hình. So với các máy quay HandiCam lởm lởm mà e vẫn dùng để quay phim đi thi, thì đây là cái hơn có thể gọi là đáng giá nhất của DSLR so với Handicam.

Phần 1: Dynamic range là gì. Và nó liên quan như thế nào đến việc quay phim bằng DSLR?

 
Hiểu 1 cách đơn giản, Dynamic Range là “dải tần nhạy sáng”, tức là khoảng từ trắng nhất đến tối nhất mà cảm biến của máy ảnh có thể thu nhận được. Tức là nếu DynamicRange càng cao thì càng ít vùng bị cháy sáng và cháy tối (bết hình) nhìn thấy được trên màn hình. So với các máy quay HandiCam lởm lởm mà e vẫn dùng để quay phim đi thi, thì đây là cái hơn có thể gọi là đáng giá nhất của DSLR so với Handicam.

Các dịch vụ dựng phim
 
Về mặt kỹ thuật, DynamicRange (DR) của DSLR vào khoảng 10-11 stops (khi quay), tức là cảm biến của máy có thể thu giữ được những chi tiết ở những vùng sáng nhất và tối nhất cách nhau tới 11 stops. Để có thể so sánh rõ hơn, mắt người vào khoảng 16 stops, phim nhựa màu vào khoảng 15 stops, Arri Alexa khoảng 14.5 stops, RED Epic với chế độ HDRx thì đươc công bố là 16 stops (chưa thử chưa biết). Mấy con Handicam phò phò thì không con nào quá 6 stops

Tại sao lại nói đây là điểm đáng giá nhất của DSLR so với Handicam:


Đơn giản DR là điểm khác biệt, dễ nhận ra nhất bằng mắt người, khi đem so sánh giữa phim nhựa và Video. Và cái quan trọng hơn, DR là 1 trong những cái không thể thay đổi được trong hậu kỳ!!! (trừ khi sử dụng GreenScreen) Chính những đặc tính về DR trên của DSLR mà nó đang ngày càng Xã hội hóa phim ảnh (câu trích của Đặng Tiến Anh, một đàn anh trong lĩnh vực này mà em rất phục). Có DR gần hơn với chuẩn mực là phim nhựa.

Các dịch vụ dựng phim

 
Những hình ảnh được quay ra từ DSLR mặc định là có Contrast rất cao, hiểu đơn giản, thì nó không hề thích hợp cho công tác hậu kỳ (ở đây muốn nói đến việc “làm nó giống” với phim nhựa, cân lại màu sắc (Color Correction) và “chỉnh màu” (Color Grade)). Trước khi viết đến đây thì có rất nhiều người, trong đó có em, lẫn lộn giữa 2 khái niệm là Color Correction và Color Grade, cái này sẽ được nói rõ hơn trong bài viết sau.

Tại sao phim quay ra có Contrast cao thì lại không có lợi cho quá trình hậu kỳ?


Đầu tiên phải hiểu rõ, khả năng nén của DSLR là rất lởm (Dùng codec H.264, bitdepth 8bit, độ phân giải 4:2:0) nên sau khi quay ra từ DSLR, các chi tiết ở vùng sáng và vùng tối, sau khi qua bước NÉN bằng cách giảm độ tương phản thì chất lượng video của chúng ta nói chính xác là be bét! Nói dễ hiểu hơn thì chúng ta đã tự mình đánh mất đi rất nhiều chi tiết trong 1 frame hình (Chỗ sáng thì quá sáng, và chỗ tối thì lại tối đen như mực) khiến cho footage của ta vốn đã ở tình trạng thiếu chi tiết màu (do độ phân giải 4:2:0) lại càng thêm be bét với những chỗ đen trắng thất thường, mà nguyên nhân là do đâu, do dải tần nhạy sáng của DSLR chỉ được có thế, đòi hỏi thêm á, lấy đâu ra?

Có nguyên nhân, vậy giải pháp là gì?


Đơn giản thôi, ngay từ khâu quay phim, hãy quay ở một độ tương phản thấp. Độ tương phản thấp tức là bạn có thể lưu giữ được nhiều chi tiết ở vùng tối hơn, mà vẫn không làm mất đi chi tiết của vùng sáng. Hiểu đơn giản là, bạn vẫn có thể thấy được từng gợn mây, trong khi vẫn nhìn rõ được từng cọng tóc của diễn viên trong frame hình (chém gió đấy, để thấy từng cọng tóc thì DSLR chưa đủ sức=))).

Ví dụ nhẹ nhàng và dễ hiểu hơn, là khi nấu canh, không ai nấu kiểu nêm thật mặn sau đó đổ thêm nước vào cả, canh ra sẽ lờ lợ tởm tởm thiếu đi vị ngọt đậm đà từ thịt và xương xD, cũng giống như việc không ai lại đi quay Contrast cao để rồi vào hậu kỳ giảm đi cả, vì như thế sẽ rất lờ lợ, nhất là khi chất lượng hình ảnh sau khi NÉN của DSLR đã ở mức tệ, thì việc giảm Contrast như 1 cách vứt đi cái footage vậy. Tóm lại, việc add thêm contrast vào sau khi quay sẽ đơn giản hơn rát nhiều việc bạn giảm bớt contrast trong khâu hậu kỳ.

Ok, nhược điểm đã rõ, vậy với DSLR làm thế nào để có thể quay ra được Contrast thấp, có DR rộng hơn và gần hơn với phim nhựa?


Đến lúc này thì câu trả lời sẽ đồng thời cho câu hỏi của nhiều người, tại sao lại sử dụng DSLR của CANON để quay phim hơn là của NIKON? Mấu chốt chính là nằm ở Picture Style có thể thay đổi thêm bớt được của các dòng DSLR Canon từ lởm khởm như 550D đến cao cấp như 1D-X. Đến lúc này, thì với những hiểu biết nhỏ bé của em, thì có 2 cách cơ bản để có thể quay ra những Footage có Contrast thấp (phù hợp cho hậu kỳ) và DR rộng (hơn 1 chút):

Các dịch vụ dựng phim

Thay đổi thông số mặc định của Picture Style: STANDARD (Đây là Profile có Contrast thấp nhất trong các Profile mặc định của Canon)
Thay đổi như nào, đơn giản thôi:
  • Sharpness: Giảm xuống thấp nhất: Mục đích là làm mịn hình ảnh, nhất là khi được quay với các lens L của Canon cho hình ảnh sắc nét, việc làm mịn 1 hình ảnh sắc nét có thể khiến hình ảnh của ta chuyển động được mượt mà hơn (cảm giác thôi xD).
  • Contrast: Giảm hết: Đúng mục đích ban đầu khi sờ vào Picture Style, nhằm lưu giữ được nhiều chi tiết ở vùng Shadow nhất có thể, mà vẫn không mất chi tiết ở vùng Highlight.
  • Saturation: Giảm đi 2 nấc: Làm cho màu sắc của Frame không bị quá rực rỡ, tạo cảm giác giống phim nhựa.
  • Color Tone: Tăng thêm 1 nấc hoặc giữ nguyên tùy mục đích sử dụng: Làm tổng thể cả hình ảnh ấm lên 1 chút, có lợi cho việc chỉnh màu da diễn viên sau này.
(Kinh nghiệm của anh Triệu Quang Huy chia sẻ trên Youtube)

Sử dụng Picture Profile của hãng thứ 3: Ở đây em gợi ý sử dụng CineStyles của Technicolor đơn giản vì nó MIỄN PHÍ. Việc sử dụng đơn giản hơn, cứ cài vào là chiến thôi, không phải thay đổi thông số nhiều như cách trên.

Thay đổi Profile Picture rồi, làm gì nữa?


Nhấn mạnh đầu tiên cho những người dùng các Profile Picture trên: Chống chỉ định đem đi quay gái teen xóa phông, đơn giản vì hình ảnh sau khi qua các profile low-contrast sẽ rất lừa mắt! Các em sẽ vặn lại ngay sao nhìn da em tởm thế này. Việc đầu tiên nhận thấy khi thay đổi các thông số và Profile như trên, chúng ta sẽ có được một hình ảnh rất phẳng, với Contrast rất thấp, nhưng bù lại cái chúng ta nhận được đáng giá hơn rất nhiều: Lưu giữ được đủ chi tiết ở vùng Shadow, trong khi vùng Highlight vẫn đủ chi tiết, nói tóm lại, sau khi quay bằng profile này, việc đầu tiên cần nghĩ đến trong khâu hậu kỳ là cộng thêm 1 chút contrast (có thể dùng Curves của AP, hay Colorista, hoặc Punch It của Mojo đều được), lúc đó hình ảnh của chúng ta sẽ rất “phim nhựa”. Đạt được mục đích ban đầu đề ra, và, không tốn kém.

Phần 2: Nhược điểm của video quay ra từ DSLR là gì? (1)


Như đã nói, DSLR tuy là 1 cỗ máy tuyệt vời về mặt giá thành để có thể cho ra những thước phim có chất lượng tốt, tuy nhiên không nhiều người biết, hoặc chịu tìm hiểu về bản chất của vấn đề mà chỉ chăm chăm vào nào thì “nét mỏng”, nào thì độ phân giải “full HD”… Đó, vẫn luôn, và sẽ mãi là bề nổi của công tác làm phim bằng DSLR. Ít ai biết rằng, để có được những video chất lượng như của Film Ninja Pros đang làm với cái máy 5D Mark II thì mọi chuyện không hề đơn giản như vậy, bài viết sau đây sẽ cho mọi người những cái nhìn mới, toàn cảnh, theo 1 cách dễ hiểu nhất về việc làm phim bằng DSLR. Sao cho chất lượng sản phẩm đầu ra là tốt nhất, với chi phí nhỏ nhất khi đầu tư.

Các dịch vụ dựng phim
 
Về mặt kỹ thuật, các máy DSLR của Canon đến trước 1D-X ghi hình video ở định dạng Mpeg4/H.264 8bit, độ phân giải màu 4:2:0. Mọi người đều nghĩ các footage quay ra sẽ được ở độ phân giải 1080p với máy 5D Mark II (1 cỗ máy tuyệt vời) nhưng ít ai biết rằng, thực chất cỗ máy ấy chỉ cho ra độ phân giải 600p và sau quá trình xử lý của máy upscale lên 1080p.

Về lý thuyết là như vậy, sau đây ta sẽ đi sâu vào hơn từng nhược điểm của 1 footage quay ra từ Canon DSLR.

Codec H.264 – Cái tội lớn nhất của DSLR:

Trước tiên chúng ta phải biết, H.264 là gì? Hiểu nôm na thì đây là 1 chuẩn nén có rất nhiều cái hay cho việc preview HD, hay là ở chỗ nó RẺ, nó rất NHẸ và cho ra 1 sản phẩm có chất lượng có thể GỌI LÀ XEM ĐƯỢC. Đây là những lý do khiến cho H.264 được sử dụng rất nhiều trong các công việc liên quan đến HD (hầu hết các bộ phim mà bạn down chùa trên mạng đều sử dụng chuẩn nén này). Vì sao vậy, vì nó rất tiết kiệm băng thông (bitrate) trong trường hợp muốn giảm độ lớn của file mà vẫn có chất lượng nhìn được, nhưng bên cạnh đó lại có thể tăng bitrate cao lên nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng file đầu ra.
Chính vì những lý do ấy, mà Canon đã chọn H.264 để giao phó 1 trọng trách nặng nề là gánh vác mảng Video của những máy DSLR của hãng.

Các dịch vụ dựng phim

Tất cả những lý thuyết trên đều cho thấy đây là 1 chuẩn nén tuyệt vời cho HD, nhưng tại sao lại nói, nó là cái tội lớn nhất của DSLR?
Điều làm nên các giá trị của H.264 chính là dung lượng file khá nhẹ, nhưng vì sao nó nhẹ, đơn giản vì codec này nén file theo cái cách gọi nôm na là “ăn bớt”. Ăn bớt như nào, đơn giản là nó lấy thông số của Frame hình đầu tiên, sau đó với các frame hình tiếp theo nó sẽ ghi lại sự thay đổi về các giá trị màu sắc so với frame hình đầu tiên. Tức là sau khi muốn đọc thông số ở frame hình số 2, máy sẽ phải quay lại frame hình thứ nhất để đọc, cộng với cái thông số đã được thay đổi ở frame thứ 2.

Nghe qua thì khá là đơn giản, và nó đúng là đơn giản cho công việc đọc file vì 1 CPU bây giờ có tốc độ xử lý là rất tốt. Tuy nhiên, là những người sử dụng DSLR để làm phim, thì chúng ta lại không chỉ đọc mà còn là đọc và chỉnh sửa, đến lúc này, cái nhược điểm của chuẩn nén H.264 mới dần bộc lộ ra.

Với hệ thống dựng phim NLE hiện nay, rất ít hệ thống hỗ trợ việc preview H.264 (trừ Adobe từ CS5 trở về sau), việc preview 1 video với chuẩn H.264 thật sự là 1 gánh nặng cho hệ thống của bạn, hãy thử kéo timeline lên xuống và bạn sẽ thấy tại sao nó lại là gánh nặng xD. Dù cho AP CS5 trở đi đã được hỗ trợ preview và chỉnh sửa file H.264, nhưng khi làm việc với rất nhiều file H.264 chồng chất nhau trên timeline, đó cũng là 1 ác mộng với trình dựng của bạn! Vì vậy, việc “ăn bớt” của chuẩn nén H.264 giờ đây đã không còn tuyệt vời như trước nữa, và trở thành 1 điều không thể chấp nhận được cho công việc dựng phim!

Phần 3: Nhược điểm của video quay ra từ DSLR là gì? (2)

Bitdepth và Chroma Subsampling?!?! Chúng ảnh hưởng gì đến chất lượng của những Footage từ DSLR?

 
Canon cho đứa con cưng Video của họ những footage với chất lượng đầu ra không đến nỗi tệ với chuẩn nén H.264, tuy nhiên, cho đến những cỗ máy như 5D MarkII cũng chỉ cho ra được những thước phim chỉ với 8bit màu và độ phân giải màu chỉ là 4:2:0. Vậy, mấy thông số đó là cái gì?
 

A. Bitdepth:


Nói 1 cách đơn giản, bitdepth là 1 giá trị rõ ràng nhất ghi lại thông tin của hình ảnh. Càng nhiều thì càng ít, mỗi screen của phim nhựa có thể ghi lại tới 16 bit màu. Còn DSLR, tất nhiên chỉ được 1 nửa số đó – 8bit. Với công việc của 1 nhà làm phim, thì bạn cần 10 bit màu trở lên cho công việc làm màu, rồi kỹ xảo, đến lúc này, 8bit được cho của DSLR bắt đầu tỏ ra yếu thế của nó, việc sử dụng 8bit màu, khiến cho nhiều chi tiết màu không được chính xác, vì dù có nói như thế nào, chiếc máy của bạn cũng chỉ xuất ra được tối đa là 8bit màu mà thôi.
 
Các dịch vụ dựng phim
 
Vậy tại sao Canon lại chỉ cho cỗ máy của bạn được có chừng ấy? Vì đơn giản với mục đích sử dụng nghiệp dư, 8bit là đủ, đủ cho mắt người, đủ cho các màn hình hiển thị của bạn (32bit thực chất là 8bit ở mỗi kênh R,G,B và kênh Alpha), việc nâng cao nó lên dường như là quá đắt đỏ cho một cỗ máy nghiệp dư cho việc quay phim. Chính vì lẽ đó, 8bit đã được chọn như 1 giải pháp hoàn hảo!
10bit trở lên cho công việc làm phim, vì sao? Đơn giản là đến lúc vào hậu kỳ, làm màu, kỹ xảo, cái footage của bạn càng chính xác bao nhiêu về màu sắc, thì sẽ càng ít sai sót về màu sắc, đến lúc đó, sau quá trình chỉnh sửa, sự sai lệch về màu sắc cũng đã được giảm đi rất nhiều. Đơn giản hơn, bạn đang giảm lỗ từ ngay quá trình quay, tức là quá trình thu thập màu sắc, hình ảnh của DSLR, để sau quá trình Render của các trình dựng, chất lượng bạn đánh mất đi không quá nhiều. Vậy, trên 10bit là cần thiết!
 

B. Chroma Subsampling:


1 bức ảnh số thì mang theo những pixel, và những pixel ấy thì mang theo các giá trị: Luminance và Chrominance. (Luma = Giá trị độ sáng, Chroma = Giá trị màu sắc) Khi bạn loại bỏ hết Chroma ra khỏi bức ảnh, cái bạn nhận được là 1 bức ảnh BnW, còn khi bạn loại bỏ hết Luma ra khỏi bức ảnh của mình thì cái bạn nhận được là 1 màu đen hoàn hảo.
 
1 bức ảnh hoàn hảo là 1 bức ảnh có những pixel có những giá trị Luma và Chrome “riêng của nó”. Nhưng vài năm trước 1 vài kỹ xư “thông minh” đã phát hiện ra rằng, mỗi pixel không cần mang giá trị riêng của nó, mà có thể chia sẻ cùng với các pixel cạnh bên với cùng 1 màu sắc và ta vẫn có được 1 bức ảnh đẹp.
 
Các dịch vụ dựng phim
 
Lúc này cụm từ Chroma Subsampling xuất hiện với 1 nghĩa hiểu đơn giản là “ăn bớt về màu sắc”. Vậy bạn cần bao nhiêu Pixel để có thể ăn bớt mà vẫn giữ được chất lượng của bức ảnh?
 
Một giá trị “độ phân giải màu” thường được viết dưới dạng sau:
J:a:b
pix-pix-pix-pix
pix-pix-pix-pix
 
ð J: cho ta biết bao nhiêu pixel mà ta làm việc với (trong quá trình ăn bớt), giá trị này thường là 4.
ð a: cho ta biết có bao nhiêu pixel ở Hàng Trên mà có giá trị Chroma khác nhau.
ð b: cho ta biết có bao nhiêu pixel ở Hàng Dưới mà có giá trị Chroma khác nhau.
 
Vậy 4:4:4 là gì? Người ta sẽ lấy mẫu 4 pixel chiều ngang để chúng ta làm việc với, hàng trên sẽ có 4 giá trị màu sắc khác nhau, hàng dưới sẽ có 4 giá trị màu sắc khác nhau:
1-2-1-2
2-1-2-1
 
Có thể thấy trong trường hợp này, không pixel nào giống màu pixel nào, đây là 1 sự khởi đầu hoàn hảo cho 1 bức ảnh có màu sắc trung thực nhất, vì đơn giản, màu của các pixel không bị lẫn vào nhau. Trong trường hợp này, mỗi pixel đang giữ trong mình 1 giá trị riêng về màu sắc và độ sáng, khi làm màu cũng như kỹ xảo, đây luôn là giá trị mà người ta muốn hướng tới!
 
Nhưng đáng tiếc thay, Canon lại không cho chúng ta sự tuyệt vời như thế! Khi video quay ra từ DSLR chỉ đạt giá trị độ phân giải màu là 4:2:0. Theo cách hiểu như trên chúng ta có thể phân tích màu sắc của các pixel như sau:
1-1-2-2
1-1-2-2
 
Có thể thấy, màu của các pixel đã bị ăn bớt đi rất nhiều, khi hàng thứ nhất là bản sao chính xác của hàng thứ 2, hàng dưới đã chính thức bị ăn bớt không còn 1 màu sắc riêng nào của mình.
 
Với độ phân giải 1920*1080, việc ăn bớt này đã làm mất của bạn đi 3/4 số pixel có màu sắc riêng biệt, khiến cho công cuộc chỉnh màu của bạn đã khó, nay càng khó hơn.
 
Nhưng vẫn còn may mắn là quá trình nén này chỉ làm thay đổi thông số Chroma và giữ nguyên thông số Luma, nên chất lượng mà mắt người cảm nhận được, dù có bị bớt đi, cũng không đến nỗi quá nhiều, thay vào đó bạn có được 1 video có dung lượng nhẹ hơn, và có khả năng làm việc tốt hơn.
 
Trong phần sau em sẽ huớng dẫn mõi người làm sao để xử lý các lỗi cơ bản của DSLR mà em đã chỉ ra trên đây:)
Có 1 cái ảnh Demo 1 Footage từ DSLR H264 8bit 4:2:0 (Ảnh trái) và cũng Footage đó sau khi qua quá trình xử lý ra Uncompress AVI 10 bit 4:4:4 (Ảnh phải)
 
[IMG]
Tác giả bài viết: Pron93
Nguồn tin: Ngôi Sao Số
Có: 0/0 đã cho sao
tiếc gì 1 click để cho sao

Bạn đã xem chưa?

Tạo email giá rẻ và hiệu quả: Khám phá giải pháp tiết kiệm chi phí.

Tạo email giá rẻ và hiệu quả: Khám phá giải pháp tiết kiệm chi phí.

Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, việc có một địa chỉ email chuyên nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn đầu tư một số tiền lớn để có một dịch vụ email chất lượng.

Chăm sóc trang web, điều nên làm ngay khi có web

Chăm sóc trang web, điều nên làm ngay khi có web

Website là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh trực tuyến của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chăm sóc website là một trong những công việc quan trọng để đảm bảo website hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả.

Đăng ký ngay công cụ SEO web hiệu quả, dễ dùng XOVI NOW

Đăng ký ngay công cụ SEO web hiệu quả, dễ dùng XOVI NOW

XOVI NOW SEO là một công cụ SEO toàn diện, cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết cho doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa website và tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

Quay lại trang Blog
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây