bgware

Giải mã hoạt hình 3D

Là mảng khác trong thiết kế 3D, hoạt hình 3D cũng là một trong những ngành xu hướng hiện nay khi thế giới điện ảnh đang xem lĩnh vực này là “con cưng”. Và tại Việt Nam, khi bộ phim hoạt hình 3D “Dưới bóng cây” do chính các bạn sinh viên Việt thực hiện phủ sóng trên Youtube thì phim hoạt hình 3D đã thật sự trở thành trào lưu trong giới trẻ. Vậy hãy cùng giải mã hoạt hình 3D là gì và tại sao lại có sự mê hoặc với giới trẻ như thế.

Là mảng khác trong thiết kế 3D, hoạt hình 3D cũng là một trong những ngành xu hướng hiện nay khi thế giới điện ảnh đang xem lĩnh vực này là “con cưng”. Và tại Việt Nam, khi bộ phim hoạt hình 3D “Dưới bóng cây” do chính các bạn sinh viên Việt thực hiện phủ sóng trên Youtube thì phim hoạt hình 3D đã thật sự trở thành trào lưu trong giới trẻ. Vậy hãy cùng giải mã hoạt hình 3D là gì và tại sao lại có sự mê hoặc với giới trẻ như thế.

Giải mã hoạt hình 3D

Hoạt hình 3D  cũng trải qua các bước như làm phim hoạt hình truyền thống nhưng những việc đó sẽ được thực hiện 100% bằng máy tính. Tạo hình nhân vật, tạo bối cảnh, chuyển động của nhân vật cho đến các sắc thái tình cảm đều được điều khiển bởi chương trình làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp.

Ý tưởng (idea)

Cũng như bất kỳ những tác phẩm điện ảnh nào, phim hoạt hình cũng có một kịch bản (script) đẹp, một ý tưởng (idea) hay.

Vẽ Model Sheet

Từ kịch bản này, người làm phim sẽ chia ra các tuyến nhân vật chính, nhân vật phụ và vẽ phác thảo hình dáng của nhân vật trên giấy, gọi là model sheet. Ngoài vẽ các nhân vật, nhà làm phim cũng cần phác thảo trước các nhân vật sẽ được thể hiện như thế nào trong phim.

Vẽ Story board

Sau khi đã có các tuyến nhân vật, nhà làm phim sẽ thực hiện đến giai đoạn làm kịch bản phân cảnh (story board). Với kịch bản story board, người quay phim và ê-kíp làm phim sẽ hiểu được những góc quay trong phim, khi nào lấy cận cảnh, khi nào lấy trung cảnh.

Vẽ Background

Sau khi đã có kịch bản phân cảnh, dựa vào đó, nhà làm phim sẽ tính được có bao nhiêu bối cảnh xuất hiện trong bộ phim và vẽ phác họa các bối cảnh đó. Giai đoạn này được gọi là vẽ background.

 
 
Kịch bản phân cảnh – story board – một trong những giai đoạn mà người làm phim hoạt hình cần phải nắm vững

Modelling

Tiếp theo đó là giai đoạn vẽ và hoàn chỉnh nhân vật – modelling. Với giai đoạn này, các chuyên gia sẽ tạo hình chuẩn nhân vật trong không gian 3 chiều qua phần mềm hỗ trợ 3D Maya và diễn cảm được các trạng thái cảm xúc mà nhân vật có thể có.

Tạo xương

Giai đoạn cuối cùng là tạo xương cho nhân vật để nhân vật cử động và diễn xuất như người. Các chuyên gia sẽ tạo ra một bộ xương có những khớp tương ứng. Ví dụ có những xương cổ, xương cánh tay, khuỷu tay, ngón tay, xương cẳng chân, xương bàn chân, ngón chân,... Các khớp xương này sau đó được quy định gắn vào những vị trí thích hợp trong mẫu modelling đồng thời quy định nó sẽ hoạt động như thế nào. Giai đoạn này đòi hỏi người thiết kế phải thành thạo các thao tác sử dụng phần mềm chuyên dụng 3D và có kiến thức cơ bản về giải phẩu học.
Mê hoặc từ hoạt hình 3D

Đi từ Toy story I, Toy story II, đến Monster Inc., Cars 2, Wall E, Ratatouille, … những bộ phim hoạt hình này giờ đây không chỉ dành riêng cho lứa tuổi thiếu nhi mà đó còn là công nghệ giải trí đang được các nhà sản xuất đầu tư nhiều hiện nay dành cho mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Chính vì thế, ngành làm phim hoạt hình hứa hẹn sẽ là một trong những ngành bùng nổ mạnh trong tương lai và nguồn nhân lực vẫn là con số cần với ngành này.
Các bộ phim hoạt hình 3D đang là trào lưu mới của công nghệ giải trí
 
Tại Việt Nam, tuy chưa có phim hoạt hình 3D nhưng nhân lực trong ngành này không phải là ít và cũng có rất nhiều chuyên gia. Thầy Thanh Long, chuyên gia thiết kế 3D – giảng viên bộ môn thiết kế 3D tại trường Arena Multimedia cho biết: “Có rất nhiều bộ phim hoạt hình của Walt Disney như Câu chuyện Giáng sinh, Igor (phim được đề cử giải Oscar 2009) đều được thực hiện tại Việt Nam do chính các thầy thực hiện.”

Thực ra, Việt Nam có nhiều người vẽ 3D giỏi nhưng do kinh phí cao nên các nhà sản xuất chưa mạnh tay đầu tư cho dạng phim này. Để làm một bộ phim 3D đòi hỏi rất nhiều nhân lực. Mỗi phút trên phim là cảm mấy trăm khung (frame) hình. Muốn nhân vật chuyển động tinh tế thì phải tăng số lượng khung hình, đòi hỏi người vẽ phải thật kiên trì và nhẫn nại. Một bộ phim ngắn 1 phút cũng phải do một nhóm 5, 6 người thực hiện ròng rả cả tháng trời. Những bộ phim công phu thì mất nhiều người và nhiều thời gian hơn nữa. Ví dị như Igor, bộ phim có đến 95% làm tại Việt Nam, chỉ có phần hậu kỳ và lồng tiếng là do người nước ngoài thực hiện. Gần 300 họa sĩ vễ trên máy hơn nữa năm trời mới hoàn tất.

Nguồn tin: Ngôi Sao Số

Bạn đã xem chưa?

Tạo email giá rẻ và hiệu quả: Khám phá giải pháp tiết kiệm chi phí.

Tạo email giá rẻ và hiệu quả: Khám phá giải pháp tiết kiệm chi phí.

Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, việc có một địa chỉ email chuyên nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn đầu tư một số tiền lớn để có một dịch vụ email chất lượng.

Chăm sóc trang web, điều nên làm ngay khi có web

Chăm sóc trang web, điều nên làm ngay khi có web

Website là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh trực tuyến của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chăm sóc website là một trong những công việc quan trọng để đảm bảo website hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả.

Đăng ký ngay công cụ SEO web hiệu quả, dễ dùng XOVI NOW

Đăng ký ngay công cụ SEO web hiệu quả, dễ dùng XOVI NOW

XOVI NOW SEO là một công cụ SEO toàn diện, cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết cho doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa website và tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

Quay lại trang Blog
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây