bgware

Search Engine Marketing (SEM) – Cuộc chiến giành vị trí dẫn đầu

Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm là phương pháp tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng cách đưa trang web của doanh nghiệp hiển thị ở những vị trí đầu tiên trang trên kết quả của các công cụ tìm kiếm như Google, yahoo, MSN,… Hãy cùng theo dõi bài viết sau để xây dựng một kế hoạch quảng cáo trên các cỗ máy tìm kiếm.

Theo nghiên cứu của FTA, hầu hết những người sử dụng internet ở cả hai nhóm 17-34 và 25-30 tuổi đều có sử dụng công cụ tìm kiếm trong ba tháng qua, trong đó có hơn 50% sử dụng ít nhất 1 lần/ngày. Tìm kiếm thông tin đứng thứ hai trong những lý do truy cập internet.

Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm là phương pháp tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng cách đưa trang web của doanh nghiệp hiển thị ở những vị trí đầu tiên trang trên kết quả của các công cụ tìm kiếm như Google, yahoo, MSN,…

Theo ông Chandler DGM, đây là hình thức quảng cáo hiệu quả trong bối cảnh suy thoái hiện nay, vì tiết kiệm chi phí và hiệu quả trong việc thu hút khách hàng đến mua hàng tại trang web hay cửa hàng, dễ dàng kiểm soát, đánh giá tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư một cách chính xác, minh bạch.

Phương pháp quảng cáo này có hai hình thức: pay per click – Trả tiền theo click và Search Engine Optimization (SEO) Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Tại thị trường Việt Nam hay một số nước trong khu vực Đông Nam Á và Đông Á, nhiều người làm tiếp thị thường hiểu nhầm SEM chỉ bao gồm Pay Per Click còn SEO là một mảng riêng. Chính vì vậy khi lập kế hoạch hoặc phê duyệt chiến lược quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm, họ thường bỏ qua SEO.

Pay Per Click – Cơ hội sau mỗi cú click chuột

Pay Per Click (hay còn gọi là pay search) là cách hiển thị thông điệp quảng cáo trên phần liên kết được tài trợ trong trang kết quả tìm kiếm của Google, Yahoo… khi người tiêu dùng tìm kiếm những từ khóa có liên quan. Doanh nghiệp sẽ đặt giá cơ bản cho mỗi click và trả tìm cho mỗi lần công cụ tìm kiếm hướng khách hàng tới trang web.

Càng có nhiều người truy cập trang web, doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội trong việc bán hàng và xây dựng thương hiệu. Đồng thời có thể giảm chi phí quảng cáo vì các công cụ tìm kiếm đặc biệt là Google có chính sách thưởng cho khách hàng có những quảng cáo chất lượng, được nhiều người truy cập nhằm đem đến cho người dùng những kết quả tốt nhất .

Tuy nhiên, bạn phải lưu ý vì nếu chọn một từ khóa quá phổ biến, có thể bạn sẽ nhận được nhiều tìm kiếm trong đó không thật sự là những khách hàng tiềm năng và bạn sẽ phải trả một mức phí rất lớn.

Làm thế nào để có một chiến dịch Pay Per Click hiệu quả?

1.Xây dựng một chiến lược quảng cáo dài hơi

Các doanh nghiệp và cả agency truyền thống cần nhận ra rằng người dùng internet liên tục tìm kiếm thông tin trên mạng 365 ngày/năm. Sẽ là rất lãng phí nếu doanh nghiệp xây dựng chiến dịch Pay Per Click giống như chạy quảng cáo banner, rầm rồ xuất hiện rồi lại nhanh chóng kết thúc trong một thời gian ngắn. Họ cũng sẽ mất dấu trên thị trường, mất điểm và khó có thể cạnh tranh được với các đối thủ.

2.Thực hiện chiến dịch với một số bước cơ bản sau:

Phân tích từ khóa, kiểm tra, đánh giá trang web và tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng thông điệp quảng cáo, đưa chiến dịch lên các công cụ tìm kiếm bằng cách đặt giá cho từ khóa.

3.Đo lường và đánh giá kết quả hàng tháng:

Mỗi công ty đều có đặc thù riêng và cần báo cáo những thông số riêng. Một số thông số cơ bản cần nắm được là: số lần hiển thị quảng cáo, số lần click chuột, tỉ lệ click, giá mỗi lần click, số lượng kinh doanh thu được, tỉ lệ chuyển đổi…

Khi thu nhập báo cáo, cần so sánh kết quả từ các hoạt động quảng cáo khác nhau theo thời gian để từ đó biết được hoạt động nào có hiệu quả hơn đồng thời nắm bắt được những thay đổi theo thời vụ trong năm.

4.Tối ưu hóa chiến dịch dựa vào các báo cáo:

Báo cáo sẽ trở nên vô ích nếu không biết nhận xét và áp dụng những thông tin thu thập được để tối ưu hóa chiến dịch. Phần lớn các khách hàng gặp phải tình trạng là có trong tay một kết quả báo cáo rất đẹp mắt bằng Excel hay Powerpoint, tuy nhiên doanh nghiệp hay agency không phải làm gì với báo cáo này, không biết liên hệ những con số trên báo cáo với mục đích kinh doanh của mình.

SEO – thủ thuật tăng hạng trang web

SEO là quá trình tối ưu hóa trang web cho các công cụ tìm kiếm nhằm nâng cao vị trí của trang web trong phần kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google, Yahoo… khi người tiêu dùng đánh vào một từ khóa có liên quan.

Doanh nghiệp không cần trả phí nếu xuất hiện trong phần kết quả tìm kiếm tự nhiên nên một trang web được tối ưu hóa sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí chạy Pay Per Click do các công cụ tìm kiếm đưa vào khái niệm Quality Score (Google) hay Quality Index (Yahoo). SEO được chia làm hai phần: onpage optimization là cách xây dựng cấu trúc trang web, nội dung trang web, sự chặt chẽ, kết nối giữa các trang trong trang của bạn (links)…Off-page optimization là quá trình phổ biến trang web của bạn đến với nhiều người.

Làm thế nào để có một chiến dịch SEO hiệu quả?

Để sử dụng SEO hiệu quả, có một số điều cơ bản mà doanh nghiệp cần nắm được:

Mỗi trang web cần được tối ưu hóa theo những cách khác nhau dựa vào tính cạnh tranh của ngành, mức độ phức tạp của trang web, hệ thống quản lý dữ liệu đang sử dụng…

Mỗi doanh nghiệp đều có mục đích kinh doanh, đối tượng khách hàng, thị trường mục tiêu khác nhau, vì thế các giai đoạn trong quá trình tối ưu hóa cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung, SEO chỉ có kết quả khi thực hiện trong khoảng thời gian tối thiểu là sáu tháng đến một năm, với rất nhiều công việc khác nhau như: tìm hiểu kỹ tối tượng mục tiêu, xây dựng kế hoạch từ khóa, liên hệ với web-master để tìm hiểu về hạn chế của CMS, công ty quảng cáo…

Một điều tối quan trọng với SEO là kết quả xếp hạng cho các từ khóa quan trọng. Vì vậy, khi chọn lựa từ khóa, bạn phải tự đặt mình vào vị trí khách hàng, họ là ai và thường chọn từ khóa nào để tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Đồng thời bạn phải khảo sát thị trường: từ khóa đó được tìm kiếm bao nhiêu lần trong tháng, có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh đối với từ khóa đó. Nhiều người thường tối ưu hóa cho những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhưng chưa chắc đã là từ khóa tiềm năng. Từ khóa càng mang tính tập trung thì càng nhận được ít lương truy cập, nhưng sẽ mang đến khách hàng tiềm năng vì đây là những người quan tâm đến lĩnh vực của bạn và khả năng mua hàng của họ là rất cao. Bạn nên chọn 2-3 từ khoá tập trung cho mỗi trang web trên trang của bạn.

Mỗi công cụ tìm kiếm có cách đánh giá, xếp hạng hiển thị riêng, những đều đặt mục tiêu cung cấp cho người dùng những kết quả tốt nhất (những trang web chất lượng) qua các tiêu chí như kỹ thuật, đồ họa, nội dung… và thường xuyên thay đổi bí mật thuật toán của mình để tránh bị lạm dụng.

Do đó, không một công ty nào có thể đảm bảo trang web liên quan đến từ khóa đó nhằm mang đến cho khách viếng thăm những thông tin bổ ích vẫn là quan trọng nhất. Nếu chỉ chú trọng vào cuộc đua vị trí, các agency hay doanh nghiệp có thể sa vào các phương pháp giả tạo bị cấm bởi Google hay Yahoo.

Các công cụ tìm kiếm có thể phạt bằng cách loại toàn bộ trang web của doanh nghiệp ra khỏi doanh sách kết quả tìm kiếm.

Có: 5/1 đã cho sao
tiếc gì 1 click để cho sao

Bạn đã xem chưa?

Tạo email giá rẻ và hiệu quả: Khám phá giải pháp tiết kiệm chi phí.

Tạo email giá rẻ và hiệu quả: Khám phá giải pháp tiết kiệm chi phí.

Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, việc có một địa chỉ email chuyên nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn đầu tư một số tiền lớn để có một dịch vụ email chất lượng.

Chăm sóc trang web, điều nên làm ngay khi có web

Chăm sóc trang web, điều nên làm ngay khi có web

Website là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh trực tuyến của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chăm sóc website là một trong những công việc quan trọng để đảm bảo website hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả.

Đăng ký ngay công cụ SEO web hiệu quả, dễ dùng XOVI NOW

Đăng ký ngay công cụ SEO web hiệu quả, dễ dùng XOVI NOW

XOVI NOW SEO là một công cụ SEO toàn diện, cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết cho doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa website và tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

Quay lại trang Blog
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây