Tìm hiểu về hợp tác thương hiệu
Hợp tác thương hiệu là một xu hướng kinh doanh nằm trong quản trị thương hiệu. Hợp tác thương hiệu mang lại rất nhiều lợi ích cho thương hiệu. Hãy tìm hiểu khái niệm, phân loại cũng như ưu, nhược điểm của hợp tác thương hiệu trong bài viết dưới đây nhé.
Hợp tác thương hiệu là gì?
Hợp tác thương hiệu (Co-branding) là việc sử dụng hai hoặc nhiều hơn hai thương hiệu để đặt tên cho sản phẩm mới. Các thương hiệu thành phần sẽ hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu đã đề ra.Một số ví dụ của hợp tác thương hiệu: Citibank hợp tác thương hiệu với MTV cho ra mắt một thẻ ghi nợ đồng thương hiệu. Chiếc thể này mang lại lợi ích cho khách hàng khi sử dụng tại một số cửa hàng MTV Citibank club cụ thể.
Phân loại hợp tác thương hiệu
Khi nghiên cứu quản trị thương hiệu là gì, bạn sẽ nhận thấy hợp tác thương hiệu được chia thành 2 loại chính: Hợp tác thương hiệu thành phần cấu thành và hợp tác thương hiệu hỗn hợp.
Hợp tác thương hiệu thành phần cấu thành (Ingredient co-branding)
Hợp tác thương hiệu thành phần cấu thành là việc sử dụng một sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng như một yếu tố sản xuất trong thương hiệu nổi tiếng còn lại. Tài sản thương hiệu của nguyên liệu và linh kiện được chứa trong các sản phẩm khác. Thương hiệu nguyên liệu/thành phần là nhánh của thương hiệu chính. Ví dụ: Máy tính Dell hợp tác thương hiệu với chip xử lý Intel. Các thương hiệu thành phần thường là khách mua hàng hoặc nhà cung cấp lớn nhất của doanh nghiệp. Thương hiệu thành phần phải đảm bảo tính ‘duy nhất’, thường là một thương hiệu lớn hoặc có bằng sáng chế bảo vệ.Hợp tác thương hiệu thành phần cấu thành sẽ giúp sản phẩm có chất lượng tốt hơn, quảng bá hiệu quả hơn, có nhiều kênh phân phối và tạo ra lợi nhuận lớn hơn. Bên bán của thương hiệu thành phần thường yêu thích mối quan hệ khách hàng lâu dài. Bên thương hiệu sản xuất tận dụng được lợi thế cạnh tranh và nhà bán lẻ nhận được sự hỗ trợ quảng bá từ thương hiệu thành phần.
Hợp tác thương hiệu hỗn hợp (Composite co-branding)
Hợp tác thương hiệu hỗn hợp là cách sử dụng hai tên thương hiệu nổi tiếng theo cách thức họ có thể cung cấp chung một sản phẩm/dịch vụ. Sản phẩm/dịch vụ này không thể phân tách riêng biệt.Sự thành công của hợp tác thương hiệu hỗn hợp phụ thuộc vào mức độ yêu thích của các thương hiệu thành phần cũng như phụ thuộc vào mức độ bổ trợ lẫn nhau của các thương hiệu.
Ưu điểm và nhược điểm của hợp tác thương hiệu
Theo Ngôi Sao Số thì hợp tác thương hiệu có rất nhiều ưu điểm:
- Chia sẻ rủi ro
- Sản sinh thu nhập bản quyền
- Tăng doanh thu bán hàng
- Tăng độ tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm
- Mở rộng phạm vi tác động do sử dụng quảng cáo chung
- Lợi ích về công nghệ
- Hình ảnh sản phẩm chất lượng hơn
- Tiếp cận với nguồn tài chính mới
Bên cạnh đó, hợp tác thương hiệu có những nhược điểm như:
- Hợp tác thương hiệu có thể thất bại khi 2 sản phẩm có thị trường khác nhau
- Khi 2 doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh khác nhau, hợp tác thương hiệu hỗ hợp có thể thất bại.
- Hợp tác thương hiệu có thể ảnh hưởng đến các thương hiệu đối tác theo cách bất lợi.
- Nếu khách hàng liên kết bất kỳ trải nghiệm tiêu cực nào với thương hiệu đồng nhất, điều này sẽ ảnh hưởng để tài sản thương hiệu tổng thể.
Bạn đã xem chưa?
Tạo email giá rẻ và hiệu quả: Khám phá giải pháp tiết kiệm chi phí.
Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, việc có một địa chỉ email chuyên nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn đầu tư một số tiền lớn để có một dịch vụ email chất lượng.
Chăm sóc trang web, điều nên làm ngay khi có web
Website là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh trực tuyến của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chăm sóc website là một trong những công việc quan trọng để đảm bảo website hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả.
Đăng ký ngay công cụ SEO web hiệu quả, dễ dùng XOVI NOW
XOVI NOW SEO là một công cụ SEO toàn diện, cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết cho doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa website và tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.