Như các bạn đã biết, cấu trúc một tên miền gồm 3 phần và được ngăn cách bằng dấu chấm, dạng: www.tên miền.đuôi. Như vậy, việc đầu tiên chúng ta cần nghĩ đến và lựa chọn đó là đuôi tên miền. Hiện tại trên thế giới có các đuôi tên miền phổ biến như .com, .net, .org, .info,...và mỗi đuôi tên miền có một ý nghĩa khác nhau. Trong đó .com và .net là 2 dạng đuôi tên miền phổ biết nhất trên toàn thế giới. Riêng ở Việt Nam, có thêm một tên miền đặc thù quốc gia đó là .vn, và ở các quốc gia khác cũng tương tự như ở Mỹ có .us, ở Anh có .uk,...
Như vậy, nếu bạn lập trang web doanh nghiệp thương mại thì bạn có thể chọn .com hoặc .com.vn hoặc chỉ .vn. Hiện tại chưa có một pháp lý nào ràng buộc hình thức kinh doanh hay hình thức hoạt động website phải bắt buộc tương ứng với một định dạng đuôi tên miền nào nhất định, việc này hoàn toàn do nhận thức và sự chọn lựa của chủ sở hữu tên miền mà thôi. Do đó, bạn có thể tự do lựa chọn các định dạng tên miền phù hợp với hình thức hoạt động website của mình. Tuy nhiên, hãy lựa chọn những đuôi tên miền ngắn gọn, dễ nhớ và càng gần với hình thức hoạt động của website là tốt nhất. Dưới đây là một số đuôi tên miền và ý nghĩa kèm theo, các bạn có thể xem xét và cân nhắc chọn lựa cho website của mình:
.com : “commercial” - Các website hoạt động lĩnh vực thương mại dịch vụ. Phổ biến nhất trên toàn Thế giới.
.info : “information” - Các webstie hoạt động lĩnh vực cung cấp các thông tin.
.org: "oraganization" - Các website hoạt động đại diện cho các tổ chức.
.net: "network" - Các website hoạt động trên lĩnh vực mạng, internet, viễn thông,...phổ biến thứ 3 tại Việt Nam
.biz : Các website hoạt động thương mại, gần nghĩa với .com nhưng quy mô nhỏ hơn.
.us: "United States Army" - Các website thuộc cấp quốc gia Hoa Kỳ.
.cc : tên miền này đã từng là tên miền quốc gia của đảo coccos keeling. Tên miền này cho phép tất cả mọi người có thể tự do đăng ký không giới hạn tại quốc gia nào.
.tv : "Television" - Các websiet hoạt động lĩnh vực truyền hình, truyền thông.
.name : Loại tên miền thường dùng cho các website cá nhân.
.vn : "Việt Nam" - Các website hoạt động được sự bảo hộ của nhà nước Việt Nam. Đây là tên miền cấp quốc gia Việt Nam. Phổ biến tại Việt Nam.
.gov : "government" - Các website thuộc cấp nhà nước, chính phủ. Các cá nhân, tập thể không liên quan không được phép sử dụng.
.edu : "education" - Các website đại diện thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Trong các đuôi tên miền trên, ở Việt Nam có thể phát sinh thêm các tên miền như .com.vn | .net.vn | .biz.vn | .edu.vn | .gov.vn | .org.vn | .ac.vn | .info.vn | .pro.vn | .health.vn | .int.vn là các tên miền đã được chuyển vùng Việt Nam và được bảo hộ bởi nhà nước Việt Nam.
Như vậy, việc lựa chọn đuôi tên miền phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng đối tượng mà trang web của bạn sẽ phục vụ sau này. Nếu website trên phạm vi toàn cầu thì lựa chọn các tên miền quốc tế nên được ưu tiên, hoặc trang web của bạn chỉ chủ yếu hoạt động ở Việt Nam thì hãy ưu tiên lựa chọn các tên miền quốc gia do có sự bảo hộ của nhà nước. Đây chỉ là những sự gợi ý, các bạn hãy cân nhắc lựa chọn đuôi tên miền phù hợp.
1.2 Lựa chọn tên miền
Bạn đã định hình được các đuôi tên miền và chắc hẳn cũng đã có thể lựa chọn được đuôi tên miền. Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét các nguyên tắc để lựa chọn tên miền cho phù hợp với mục tiêu hoạt động trang web.
# Nguyên tắc 1: Càng ngắn càng tốt
# Nguyên tắc 2: Dễ nhớ và dễ tìm
# Nguyên tắc 3: Không gây nhầm lẫn
# Nguyên tắc 4: Khó viết sai
# Nguyên tắc 5: Có sự liên quan với nội dung website
Sau khi bạn đã lựa chọn được tên miền, bạn cần phải chắc chắn rằng các tên miền mà bạn lựa chọn chưa ai sở hữu và bạn có thể mua được những tên miền đó. Để làm được điều này, bạn cần truy cập vào các công cụ tra cứu tên miền để kiểm tra liệu mà một ai đã sở hữu tên miền mà bạn nghĩ hay chưa. Bạn có thể tra Google với từ khóa "kiểm tra tên miền" hoặc bài viết này giới thiệu cho bạn một link nhanh để kiểm tra tên miền: whois.ngoisaoso.net
Bảng kết quả sẽ hiển thị ra các tên miền đã được sở hữu và các tên miền còn "rãnh". Bạn chỉ được chọn những tên miền mà chưa ai mua. Và cũng không ít trường hợp tên miền mà bạn kiểm tra người khác đã sở hữu, do đó, bạn sẽ thực hiện lại từ đầu, đó là lên ý tưởng lại cho tên miền sau đó kiểm tra lại. Tiến trình này lập đi lặp lại cho đến khi dung hòa giữa hai yếu tố, một là tên miền bạn ưng ý và hai là chưa có ai sở hữu nó.
1.4 Liên hệ các đại lý
Phải nhanh tay! Nếu sau khi chọn được tên miền ưng ý, bạn phải thật nhanh tay liên hệ với các đại lý kinh doanh tên miền, vì một sự chậm trễ sẽ có thể dẫn đến trường hợp tên miền mà bạn đang nghĩ sẽ rơi về tay của một ai đó cũng đang nghĩ giống như bạn. Hiện tại việc phân phối các tên miền này rất phong phú, rất nhiều đơn vị kinh doanh đã hoạt động lĩnh vực này và sẵn sàng phục vụ bạn "tận răng". Nhưng quan trọng nhất đối với chúng ta đó là làm sao lựa chọn đơn vị uy tín và chuyên nghiệp.
Khi bạn tìm trên phương tiện Google, hàng trăm ngàn kết quả "đập" vào mắt bạn, và Google cũng chỉ là "cỗ máy". Google có thể là "thần thánh" trong lĩnh vực tìm kiếm và trả về những kết quả trung thực nhất với từ khóa mà ta nhập vào nhưng để xét đoán con người của doanh nghiệp nào đó thì quả là một bài toán ngoài phạm vi hoạt động của "người khổng lồ công nghệ" này. Gợi ý cho bạn là hãy tìm những doanh nghiệp chuyên về web và mạng, những doanh nghiệp có tuổi đời hoạt động trên 5 năm hoặc đã từng làm những dự án mà bạn hoặc bạn bè, người thân của bạn đã biết đến về độ tin cậy của họ. Bài viết này gợi ý đến bạn nhà cung cấp tên miền và hosting. Và đây cũng chỉ là gợi ý, hãy tham khảo, so sánh và nhận xét để có thể lựa chọn được đơn vị cung cấp tên miền thích hợp nhất với bạn.
1.5 Nhận thông tin quản trị tên miền
Sau khi liên hệ với đơn vị cung cấp và thực hiện các giao dịch cần thiết. Bạn sẽ nhận được các thông tin mà đơn vị đó sẽ chuyển cho bạn. Thông thường các đơn vị này sẽ chuyển cho bạn các thông tin như: tên tài khoản, mật khẩu đăng nhập và địa chỉ đăng nhập để bạn quản lý tên miền của mình. Các thông tin này thông thường được gửi qua email mà bạn cung cấp với họ. Cho nên hãy cung cấp các thông tin thật chính xác vì đây là tài sản của bạn. Mọi hoạt động dẫn đến sự trục trặc, rủi ro nào đó dẫn đến việc bạn phải phục hồi quyền sử dụng tên miền thì các thông tin chính xác là cơ sở pháp lý để xác nhận bạn chính là chủ sở hữu của tên miền đó.
Hãy kiểm tra Email sau khi nhận thông tin truy cập và hãy bảo quản các thông tin này thật cẩn thận, tránh mất thông tin vì như vậy bạn có nguy cơ mất luôn tên miền của mình.
2. Cách mua hosting
2.1 Tìm hiểu các loại hosting
Phổ biến hiện nay có 2 loại hosting. Đó là Hosting Linux và Hosting Windows.
Hosting Linux: Sử dụng máy chủ cài đặt hệ điều hành máy chủ là Linux, hỗ trợ các công nghệ dành cho ngôn ngữ lập trình PHP và đang rất phổ biến hiện nay.
Hosting Windows: Sử dụng máy chủ cài đặt hệ điều hành Window server, hỗ trợ các công nghệ lập trình cho ngôn ngữ .NET
Như vậy, mục tiêu của chúng ta là làm website bằng WordPress thì chúng ta sẽ chọn loại hosting nào? Đáp án là Hosting Linux vì như đã trình bày ở bài học trước, WordPress là một phần mềm lập trình web chạy bằng ngôn ngữ lập trình PHP. Nên ta phải lựa chọn Hosting Linux.
2.2 Tìm hiểu một số thông số trên hosting
Chúng ta đã chọn được Hosting Linux để sử dụng, và việc tiếp theo, ta sẽ xem xét các thông số ghi trên các Hosting Linux là gì để ta cân nhắc lựa chọn cho website tương lại của mình.
Thông thường, khi truy cập vào các trang web của các nhà cung cấp dịch vụ Hosting, bạn sẽ thấy các thông số ghi trên bảng của hosting. Chúng ta sẽ tìm hiểu các thông số này.
Dung lượng (storage)
Băng thông (bandwidth)
Tên miền (addon Domain)
Tên miền phụ (subdomain)
Địa chỉ mail (email)
MySQL
Dung lượng (storage)
Là khả năng lưu trữ dữ liệu hosting của bạn. Dung lượng hosting càng lớn, càng chứa được nhiều dữ liệu, website của bạn càng "khỏe". Những trang web hoạt động lĩnh vực liên quan đến dữ liệu lớn như phim, nhạc,...cần quan tâm đầu tư hosting có dung lượng lưu trữ lớn.
Băng thông (bandwidth)
Băng thông (the width of a band of electromagnetic frequencies) là độ rộng của một dải tần số điện từ, đại diện cho tốc độ truyền dữ liệu của một đường truyền, hay là độ rộng (width) của một dải tần số mà các tín hiệu điện tử chiếm giữ trên một phương tiện truyền dẫn. Thông số Bandwidth càng lớn, web của bạn chạy càng nhanh, khi một lượng người dùng đông đảo truy cập cùng lúc, web của bạn chạy vẫn "mướt" như thường. Nói cách khác, nếu thông số Bandwidth của website nhỏ, lượng người sử dụng lớn sẽ không đảm bảo luồng dữ liệu chia sẻ đến từng máy người truy cập, dẫn đến trang web của bạn load chậm hơn. Có thể lấy ví dụ như một con đường, đường càng rộng, lưu lượng xe đông thì vấn đề giao thông không có gì để nói, xe chạy vô tư, tha hồ vừa chạy xe vừa "thưởng ngoạn", ngược lại, đường hẹp, xe đông, giao thông kẹt cứng, chờ đợi mõi mòn 30 lượt đèn đỏ mà vẫn chưa qua được ngã tư... Cho nên thông số bandwidth càng lớn càng tốt.
Tên miền (addon Domain)
Đây là thông số để các nhà cung cấp dịch vụ hosting giới hạn số lượng website của bạn chạy lên đó. Vì bản chất hosting là nơi lưu trữ dữ liệu, có chứa cả source web và các dữ liệu chạy trên web. Cho nên, hosting nào cho phép bạn cài đặt số domain không giới hạn, có nghĩa là bạn có quyền tạo vô số website chạy trên cùng một hosting thông qua việc cài đặt vô số các phần mềm tạo web trên hosting này (như WordPress). Nhưng thông thường, các nhà cung cấp dịch vụ hosting sẽ phân chia thành các gói sản phẩm khác nhau, mỗi gói hosting sẽ giới hạn số lượng website chạy trên đó phù hợp với tài nguyên phần cứng của hosting đó.
Do đó, tùy thuộc vào mục đích làm web mà ta chọn các gói hosting cho phép thêm vào số lượng website phù hợp. Ví dụ, bạn chỉ cần làm một website giới thiệu công ty của mình, thì bạn chỉ cần quan tâm đến các gói hosting có tối thiểu 1 tên miền (website) là đủ, và sẽ ưu tiên các thông số khác. Hoặc, nếu mục tiêu của bạn là tạo nhiều trang web vệ tinh để thực hiện cho mục đích SEO, thì việc ưu tiên lựa chọn các hosting cho phép bạn cài đặt nhiều website lên đó là điều nên làm.
Tên miền phụ (subdomain)
Tên miền phụ (subdomain) là những tên miền con. Thông số này thông thường cũng xuất hiện trên các bảng thông số của hosting khi các nhà cung cấp dịch vụ giới thiệu đến khách hàng. Khi nhu cầu của bạn chỉ là những trang chính, thì thông số này không có gì là quan trọng. Tuy nhiên, nó sẽ có ý nghĩa lớn nếu chúng ta có các kênh phụ hỗ trợ kênh chính, và nó như là một dịch vụ riêng của bạn, hay có thể nói nó là một trang web nữa của bạn. Cho nên, hosting không cung cấp cho bạn khả năng tạo thêm subdomain hoặc giới hạn subdomain thì cũng có thể nói đó là điều thiệt thòi. Hãy cân nhắc khả năng liệu mà bạn có tạo nhiều trang web con như những kênh hỗ trợ riêng cho trang web chủ thì hãy lựa chọn các hosting có hỗ trợ thông số này.
Địa chỉ mail (email)
Địa chỉ mail (email) là thông số chỉ số lượng email trên web mà bạn có thể dùng nó như một hộp thư điện tử của website đại diện cho đơn vị doanh nghiệp của bạn. Bạn thường thấy các dịch vụ email miễn phí của Google như Gmail hay của Yahoo như Yahoo Mail, đó là các mail miễn phí. Còn thông số email ghi tại đây là địa chỉ email mà nhà cung cấp hosting sẽ làm cho bạn, bạn mua hosting có nghĩa là bạn đã mua luôn dịch vụ email, và khi bạn cài đặt website lên hosting này, sẽ có một hoặc nhiều webmail (tùy thuộc vào gói dịch vụ có số lượng webmail) được tạo ra.
Ví dụ, website của bạn là www.tenmiencuaban.com, bạn chọn gói dịch vụ hosting có 2 email, thì bạn có thể tạo được 2 webmail, ví dụ như vidu1@tenmiencuaban.com và một cái nữa là vidu2@tenmiencuaban.com. Một doanh nghiệp lớn sẽ cần nhiều email cho các nhân viên, cho nên họ có thể sẽ lựa chọn các hosting có nhiều email hoặc có thể mua email riêng cho tên miền website của mình. Dù sao đi nữa thì webmail thể hiện sự chuyên nghiệp hơn nhiều so với các email miễn phí, hãy cân nhắc lựa chọn gói hosting có ít nhất 1 email cho doanh nghiệp của bạn.
MySQL
MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu, nó là một hệ thống dùng để sắp xếp các dữ liệu của trang web bạn một cách ngăn nắp, gọn gàng và có hệ thống, để khi một thao tác yêu cầu từ người dùng trên internet, chẳn hạn như họ kích chuột vào nút xem video trên trang web của bạn, thì thông qua ngôn ngữ lập trình PHP sẽ phát lệnh yêu cầu máy chủ cho xem video đó. Lúc này, dựa vào MySQL đã sắp xếp các cơ sở dữ liệu của trang web ngăn nắp gọn gàng, nó sẽ cho phép truy xuất các dữ liệu được lưu trữ theo dạng bảng và lấy thông tin là video đó ra một cách nhanh chóng. Qua đó, máy chủ sẽ chấp nhận yêu cầu từ lệnh PHP và trả kết quả về người dùng là video.
Trên các bảng thông số của các hosting mà các đơn vị cung cấp, thông thường mỗi một website sẽ tương ứng với một hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp số website và số MySQL là khác nhau, tức là từ một địa chỉ website ta có thể tạo nhiều hệ cơ sở dữ liệu khác nhau hoặc chỉ mỗi một MySQL mà ta có thể chứa và sắp xếp dữ liệu cho nhiều website.
2.3 Quyết định lựa chọn hosting phù hợp
Như phân tích các thông số hosting ở trên, tùy thuộc vào nguồn tài chính và nhu cầu xây dựng website mà các bạn lựa chọn các gói dịch vụ hosting phù hợp với website của mình. Nếu trang web của bạn đã có được lượng lớn người dùng truy cập, bạn hướng họ về một web mới tức là website mà bạn dự định sẽ làm sẽ gần như ngay lập tức sẽ có nhiều người truy cập thì bạn nên lựa chọn các gói hosting có băng thông (bandwidth) lớn. Ngược lại, bạn đang trong quá trình xây dựng thương hiệu, chưa có nhiều người dùng biết đến website của bạn trong tương lai gần, thì việc lựa chọn các gói dịch vụ vừa phải để hạn chế chi phí ban đầu là điều bạn cần xem xét, và sau đó, bạn vẫn có thể nâng cấp tài nguyên cho hosting bất cứ lúc nào. Hoặc, nguồn chi phí dồi dào, và trong tương lai gần website của bạn sẽ chứa nguồn dữ liệu lớn kết hợp với số lượng đông đảo người dùng truy cập, thì một hosting có tài nguyên lớn hay thậm chí là một server riêng là điều bạn nên cân nhắc.
2.4 Liên hệ đại lý và nhận thông tin quản trị hosting
Sau khi đã lựa chọn được các gói hosting phù hợp, bạn sẽ liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ và thực hiện các thủ tục về tài chính hoặc pháp lý như hợp đồng. Sau đó, các đơn vị này sẽ cung cấp cho bạn các tài khoản để đăng nhập quản trị hosting mà bạn mới vừa mua. Thông tin tài khoản về quản trị hosting thông thường cũng gồm 3 thành phần: Địa chỉ đăng nhập; Tên đăng nhập và Mật khẩu đăng nhập. Trong phần bài sau, chúng ta sẽ biết cách sử dụng các thông tin này để đăng nhập vào hosting và quản trị hosting như thế nào qua công cụ DirectAdmin. Hãy bảo quản cẩn thận các thông tin này như chính là phần tài sản của bạn đấy nhé.
Tìm hiểu bài sau:
Trong phần bài sau, bài 04 - Quản lý tên miền và hosting, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các để quản lý tên miền và hosting một cách hiệu quả. Các vấn đề như trỏ tên miền về hosting cũng như thêm tên miền vào hosting hoặc cài đặt các thông số trên phần mềm quả lý hosting (DirectAdmin) sẽ được làm rõ trong bài này.
Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, việc có một địa chỉ email chuyên nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn đầu tư một số tiền lớn để có một dịch vụ email chất lượng.
Website là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh trực tuyến của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chăm sóc website là một trong những công việc quan trọng để đảm bảo website hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả.
XOVI NOW SEO là một công cụ SEO toàn diện, cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết cho doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa website và tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.